
AZO - AMOXY GEN INJ
Thành phần:
Amoxcicillin tryhydrat ........................150mg
Gentamycin sulfate............................40mg
Cơ chế tác động của AMOXICILLIN
AMOXICILLIN thuộc nhóm Aminopenicillin của họ kháng sinh Beta-lactam. Công thức hóa học là ParahydroxyAmpicillin, là dạng bán tổng hợp. Amoxicillin được phát triển để khắc phục nhược điểm chính của Penicillin là phổ kháng khuẩn bị giới hạn chỉ tác dụng trên liên cầu khuẩn và trực khuẩn Gram (+) và Gram (-). Phổ kháng khuẩn của Amoxicillin được mở rộng thêm và có tác dụng trên các loại vi khuẩn Gram (-) khác, bao gồm cả vi khuẩn đường ruột.
Trong nhóm Aminopenicillin bao gồm Ampicillin và Amoxicillin. Amoxicillin được ưu tiên sử dụng thường xuyên hơn do có nhiều ưu điểm như sau:
- Amoxicillin hấp thụ tốt hơn khi cấp thuốc bằng đường uống.
- Tính sinh khả dụng của Amoxicillin cao hơn Ampicillin khoảng 40%.
- Khả năng hòa tan của Amoxicillin cao hơn.
.png)
Amoxicillin: Kháng sinh bán tổng hợp
Trong công thức của Amoxicillin, cần chú ý đến nhóm hydroxyl (-OH) của vòng benzen. Hai phần này kết hợp trong công thức phân tử làm cho chức năng của nhóm phenol thay đổi đáng kể các đặc điểm lý hóa của Amoxicillin. Đây chính là khác biệt duy nhất trong công thức của Amoxicillin so với Ampicillin.
Amoxicillin cơ bản có trọng lượng phân tử là 365 dalton (nếu ở dạng trihydrate sẽ có trọng lượng là 420 dalton), thuộc kháng sinh có kích thước phân tử nhỏ. Chính nhờ đặc điểm này mà Amoxicillin dễ dàng xâm nhập qua màng tế bào vi khuẩn cũng như các vi mạch máu trong cơ thể thú.
Kích thước của Amoxicillin là một trong những yếu tố giải thích cho khả năng phân bố qua các màng sinh học
Tại pH sinh lý (2.4 - 7.4), sẽ có được trạng thái cân bằng giữa dạng ion lưỡng cực và dạng không ion hóa: Amoxicillin tồn tại cả hai dạng: ion hóa và không ion hóa. Điều này có nghĩa, ở pH sinh lý, Amoxicillin có thể:
- Hòa tan trong huyết tương ở dạng ion hóa,
- Khuếch tán thụ động qua màng tế bào ở dạng không ion hóa ngay cả khi sự vận chuyển qua màng đang xuất hiện khuếch tán chủ động của dạng ion hóa.
Trong thật tế, Amoxicillin có cấu trúc tương tự amino acide nên có thể được một số chất mang (carrier) hấp thụ.
Amoxicillin cơ bản là sự kết hợp từ chất hòa tan trong nước và chất hòa tan trong dầu. Nhờ chức năng của nhóm phenol, Amoxicillin hòa tan trong nước dễ dàng hơn Ampicillin (Ampicillin là 0.5 mg/l, trong khi Amoxicillin là 4 mg/l), cũng như hòa tan trong dầu tốt hơn (Ampicillin: 0.02 mg/l và Amoxicillin: 7.5 mg/l).
Đặc tính kép này hòa tan được cả trong nước và trong dầu chính là lý do giúp Amoxicillin có được hai ưu điểm chính:
- Khả năng phân bố tuyệt vời qua tất cả các mô của cơ quan.
- Dễ dàng xâm nhập qua thành tế bào vi khuẩn Gram (+) cũng như Gram (-).
DƯỢC LỰC HỌC
Là một Beta-lactam, Amoxicillin là kháng sinh diệt khuẩn có khả năng ức chế sự tổng hợp của một thành phấn chính cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn là peptidoglycan. Khả năng này chỉ có tác dụng trên các vi sinh vật đang ở giai đoạn phát triển hoặc đang trong giai đoạn phân bào. Mục tiêu của Amoxicillin là các enzyme có nhiệm vụ sinh tổng hợp peptidoglycan (enzyme transpeptidase và carboxypeptidase). Chúng thực hiện chức năng này, hai enzyme cũng là các protein gắn với penicillin (penicillin-binding proteins hay PBPs). PBPs có biểu thị ái lực chọn lọc với một hay các loại Beta-lactam khác. Ví dụ như:
- Ái lực chọn lọc của PBPs 1a và 1b trong E.coli đối với Amoxicillin.
- Ái lực chọn lọc của PBPs 3 trong E.coli đối với Amoxicillin.
Các PBPs này khi gắn với Amoxicillin không thuận nghịch bằng cách tạo ra một liên kết cộng hóa trị sau khi mở vòng Beta-lactam, do đó, sẽ khóa chặt vùng peptidoglycan thường lắp ráp vào trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Cùng lúc đó, nó cũng giải phóng các enzyme tự phân, gây ra sự tan rã thành tế bào và làm tế bào chết. Áp suất thẩm thấu vào tế bào góp phần làm ly giải tế bào. Nói chung, kháng sinh này có tác dụng diệt khuẩn, nhưng đối với một số loài, lại có tác dụng kìm khuẩn khi sử dụng ở nồng độ thấp hơn.
Hiệu quả của kháng sinh Amoxicillin, có tác dụng trên các vi khuẩn Gram (+). Tác dụng này tương ứng với giai đoạn sau khi biến mất hoàn toàn kháng sinh, không còn vi khuẩn phát triển. Cơ chế tiến triển như sau: Beta-lactam có tác động diệt khuẩn do khả năng gắn vào enzyme transpeptidase. Kéo dài hiệu quả của kháng sinh này tương ứng với thời gian cần thiết để enzyme transpeptidase mới được tổng hợp. Thời gian này cũng cần thiết để hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động nhằm tiêu diệt vi khuẩn.
.png)
Biểu đồ 1: Sơ đồ hiệu quả sau kháng sinh (Post Antibiotic Effect: PAE)
Hầu hết vi khuẩn Gram (+) và một số Gram (-) vẫn còn nhạy cảm với Amoxicillin. Vi khuẩn không có thành tế bào như Mycoplasma spp có khả năng đề kháng tự nhiên.
Bảng 1: Các tác nhân gây bệnh quan trọng trên heo nhạy cảm với Amoxicillin

Bảng 2: Độ nhạy cảm với Amoxicillin của các tác nhân gây bệnh chính trên heo

Đối với một số tác nhân gây bệnh chính trên đường hô hấp của heo, Amoxicillin thậm chí có hiệu quả hơn các loại Beta-lactam khác, kể cả Cephalosporins và penicillin (Markowska, 2010).
Bảng 3: So sánh giữa Amoxicillin và các kháng sinh Beta-lactam khác (Markowska 2010)

Đặc biệt là Streptococcus suis, hầu hết báo cáo đều cho thấy Amoxicillin là kháng sinh có hiệu lực cao nhất (Ristow, 2008).
Bảng 4: Sự nhạy cảm của Streptococcus suis với các kháng sinh khác (Ristow, 2008).

Một số vi khuẩn như Actinobacillus pleuropneumoniae, hiệu lực của kháng sinh đối với chúng thay đổi theo thời gian, nghĩa là vi khuẩn phải được duy trì tiếp xúc với nồng độ Amoxicillin trên ngưỡng MIC trong một thời gian dài.
Tác động diệt khuẩn của Amoxicillin đối với Actinobacillus pleuropneumoniae (Lindecrona et al, 1999)
.png)
Biểu đồ 2: Hiệu lực thay đổi theo thời gian đối với Actinobacillus pleuropneumoniae.Đối với một số vi khuẩn khác như Streptococcus suis, hiệu lực lại thay đổi theo liều sử dụng và nồng độ vượt qua ngưỡng MIC có thể gây chết quần thể vi khuẩn nhanh chóng (Del Castilio, 1998).
Biểu đồ 3: Hoạt lực thay đổi theo liều khi dùng để chống lại Streptococcus suis phân bố trong 15 giờ
.png)
(“Long Term Confidence Amoxicillin: Communication Toolkit” 2012)
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu
Amoxicillin hấp thu tốt hơn Ampicillin, chính vì thế nồng độ trong máu và hiệu quả tác dụng của Amoxicillin cao hơn nhiều.
Nghiên cứu, dược động học của Amoxicillin được thực hiện trên Heo được tiêm bắp Amoxicilin LA, với liều là 15 mg/kg thể trọng. Kết quả nhận được như sau:
Amoxicillin sau khi được hấp thu vào máu, phần lớn thuốc sẽ gắn vào protein huyết tương và theo các mao mạch phân phối đến các cơ quan. Phần Amoxicillin tự do không gắn với protein sẽ qua được thành mạch để chuyển vào các mô. Sự phân bố Amoxicillin qua các mô được xác định bởi tính acide và khả năng tan trong nước của thuốc. Hai yếu tố này chủ yếu quyết định sự phân bố xảy ra ở vùng ngoại bào.
Đặc điểm này có liên quan đến khả năng tiêu diệt vi sinh vật khu trú ở vùng ngoại bào như Streptococci spp, Actinobacillus spp, Pasteurella spp, Staphylococci spp, Clostridia spp, và E. coli,. Ngược lại, Amoxicillin không thể dễ dàng tác động đến các vi sinh vật xâm nhập được vào bên trong tế bào, như Salmonella spp hay Lawsonia spp.
Chỉ có một lượng nhỏ thuốc gắn vào protein huyết tương khoảng 15% là có khả năng khuếch tán qua mô. Thực hiện được điều này, phần lớn là tùy thuộc vào lượng thuốc tự do để khuếch tán nhanh chóng đến các cơ quan và chất dịch sinh học.
Phân bố
Mặc dù vùng tác động chính của Amoxicillin là vùng ngoại bào và trong huyết tương, nồng độ thuốc trong một số mô cũng rất quan trọng.
Các mô có nồng độ Amoxicillin cao như thận, phổi, não và các khớp xương.
Đối với các mô này, tỉ lệ mô/huyết tương di chuyển từ 0.5 - 3 và trong một số trường hợp, thậm chí còn nhiều hơn. Nồng độ Amoxicillin cao nhất được tìm thấy trong các cơ quan lọc như gan và thận, và đặc biệt trong các chất dịch tiết như mật và nước tiểu.
Nồng độ trong mật gấp 10 - 20 lần nồng độ trong huyết thanh. Giống như tất cả các kháng sinh penicillins khác, Amoxicillin tập trung trong mật và là đối tượng của chu trình ruột - gan. Phần bài tiết qua mật có thể được tái hấp thu ở dạng hoạt tính trong đường tiêu hóa, do đó bảo đảm nồng độ Amoxicillin được kéo dài trong các cơ quan.
Thận: Nồng độ trong nước tiểu cao gấp 10 - 20 lần nồng độ trong huyết thanh. Phần bài thải qua thận của Amoxicillin có khả năng đạt được nồng độ điều trị trong nước tiểu.
Đường hô hấp: Hai giờ sau khi tiêm tĩnh mạch, Amoxicillin đạt được nồng độ cần thiết trong các chất tiết của phế quản, trong mô phổi và đỉnh mô phổi bệnh, trong khi đó, tại dịch màng phổi, hạch lympho và đỉnh mô hạch amidan, Amoxicillin chỉ cần một giờ sau khi cấp thuốc. Nồng độ Amoxicillin trong chất tiết và mô giảm chậm hơn nồng độ Amoxicillin trong huyết tương; và kết quả là làm tăng tỷ lệ nồng độ giữa mô và huyết tương (Biểu đồ 4). Hệ số phân bố (AUC mô/AUC huyết tương) là 0.53 đối với các chất tiết của phế quản, 0.44 đối với mô phổi bị bệnh viêm phổi, 0.42 đối với mô phổi, 1.04 đối với chất dịch màng phổi, 0.58 đối với hạch lympho và 0.37 đối với mô amidan (Agerso, 1998).
.png)
Biểu đồ 4: Hệ số trung bình của nồng độ Amoxicillin trong mô hoặc chất tiết vào huyết tương (Agerso, 1998)
Vị trí tấn công đầu tiên của vi khuẩn trong bệnh viêm phổi là các hạch lympho, chất tiết và màng nhầy trong phế quản. Nồng độ Amoxicillin cao và kéo dài trong các phần này là rất quan trọng để có được hiệu quả điều trị trong các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, kể cả các bệnh do các vi khuẩn mẫn cảm với Amoxicillin thay đổi theo thời gian.
Chuyển hóa
Amoxicillin được chuyển hỏa một phần thành acid penicilloic không có hoạt tính chống vi khuẩn.
Thải trừ
Sau khi cấp thuốc bằng đường tiêm bắp, Amoxicillin được bài thải qua thận 75 - 80%. Đường bài thải thứ hai là qua mật. Sự bài thải qua sữa chỉ xảy ra trong vài trường hợp, chủ yếu do đặc tính lý hóa của Aminopenicillin đã ngăn cản không cho kháng sinh khuếch tán trong sữa.
Tương tác thuốc
Probenecid kéo dài thời gian thải của amoxicillin qua đường thận.
Nifedipine làm tăng hấp thu Amoxicillin.
Các kháng sinh kìm khuẩn như Chloramphenicol, Erythromycin, các Sulfonamide hay Tetracycline có thể ảnh hưởng đến tác dụng diệt khuẩn của Amoxicillin.
Cơ chế tác động GENTAMICIN
GENTAMICIN được phân loại là một loại kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside và có nguồn gốc từ xạ khuẩn Micromonospora purpurea
Tên hóa học của Gentamicin là: 0-3-Deoxy-4-C-methyl-3-(methylamino)-β-L-arabinopyranosyl-(1→6)-0-[2,6-diamino-2,3,4,6-tetradeoxy-α-D-erythro-hexopyranosyl-(1→4)]-2-deoxy-D-streptamine.
Gentamicin Sulfate là một loại bột màu trắng đến vàng nhạt hòa tan trong nước. Nó có công thức cấu trúc sau:

DƯỢC LỰC HỌC
Gentamicin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn thông qua ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn. Gentamicin gắn với tiểu đơn vị 30S vi khuẩn nhạy cảm làm sai lệch tổng hợp protein của màng tế bào vỉ khuẩn từ đó ức chế tế bào phát triển.
Về mối quan hệ dược động học/dược lực học, Gentamicin là kháng sinh có hoạt tính diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ. Gentamicin cũng cho thấy tác dụng hậu kháng sinh rõ rệt trong thử nghiệm in viro và in vivo.
Gentamicin là kháng sinh phổ rộng với phổ tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn hiếu khí Gram (-) như : E. coli spp, Proteus spp , Brucella spp, Pseudomonas aeruginosa spp, nhóm Klebsiella-Enterobacter-Serratia, Cirobacter spp, Calymmatobacterium spp, Campylobacter spp, Francisella spp, Providencia spp, Wibrio spp, các vi khuẩn Gram (+) như Staphylococcus aureu spp, Listeria monocyfogenes spp và một vài chủng của Staphylococcws epidermidis spp và thường không còn nhạy cảm.
Gentamicin không có hoạt tính kháng các vi khuẩn kỵ khí, các Enterococci spp và Sireptococci spp. Gentamicin hiệp đồng tác dụng với các kháng sinh có tác dụng ức chế tổng hợp vách tế bào như các Beta-lactam.
Phối hợp này giúp tăng tác dụng diệt khuẩn. Các kháng sinh được phối hợp với Gentamicin thường là Amoxcicillin, Penicilin G, Ampicilin, Carbenicilin, Oxacilin,…
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu:
Gentamicin hấp thu kém qua đường tiêu hóa nếu dùng qua đường uống, do đó chỉ được sử dụng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, qua da hoặc nhỏ trực tiếp vào mất.
Thuốc hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi tiêm bắp.
Phân bố:
Thuốc ít gắn với protein huyết tương (0 - 30%). Gentamicin khuếch tán chủ yếu vào các dịch ngoại bào do đó thể tích phân bố của Gentamicin gần tương đương với thể tích dịch ngoại bào.
Thể tích phân bố khoảng từ 0,29 - 0,46 liukg. Sau khi dùng đường tiêm, Gentamicin phân bố vào hệ bạch huyết, mô dưới da, phổi, màng phổi, đờm, dịch phế quản, màng tim, màng hoạt dịch và dịch ổ bụng.
Gentamicin phân bố ít vào gan, mật và mắt. Thuốc khuếch tán ít vào dịch não tủy khi dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Khi màng não bị viêm, nồng độ thuốc trong dịch não tủy bằng khoảng 30% nông độ thuốc trong huyết tương. Thuốc qua được nhau thai nhưng chỉ một lượng nhỏ qua sữa.
Chuyển hóa
Gentamicin không bị chuyển hóa
Thải trừ
Gentamicin thải trừ qua cầu thận ở dạng không đổi. Thời gian thải trừ trong huyết tương của Gentamicin từ 2 - 4 giờ.
Tương tác thuốc
Cần tránh sử dụng đồng thời Gentamicin với các thuốc gây độc cho thận và tai bao gồm các kháng sinh như Cephalothin, Cephaloridin, Colistin, Aminoglycosid khác, Vancomycin; Furosemid; thuốc độc tế bào như Eisplatin; thuốc chống thải ghép như Ciclosporin.
Nếu bắt buộc phải dùng đồng thời với các thuốc này cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng tiền đình, chức năng thận trước, trong và sau khi ngừng các phối hợp trên. Tác dụng ức chế thần kinh cơ của Gentamicin tăng lên khi dùng đồng thời với các thuốc có tác dựng ức chế dẫn truyền thần kinh cơ khác như Ether hay thuốc giãn cơ thường dùng trong vô cảm cho phẫu thuật.
Đặc biệt lưu ý khi dùng Gentamicin trong hoặc sau phẫu thuật do tương tác có thể dẫn tới liệt cơ hô hấp. Sử dụng đồng thời với Indomethacin có thể làm tăng nồng độ huyết tương của các Aminoglycosid.
Dùng Gentamicin cùng thuốc chống đông máu đường uống có thể làm tăng tác dụng giảm prothrombin huyết. Việc sử dụng chung với các thuốc chống nôn như dimenhydrinat có thể che lấp những triệu chứng đầu tiên của nhiễm độc tiền đình.
Aminoglycosid có thể làm tăng tổn thương thận của Methoxyfiuran. Có thể xảy ra đối kháng tác dụng khi dùng đồng thời Gentamicin và Neostipgmin hoặc Pyridostigmin.
Công dụng
Ngựa, trâu, bò, cừu, dê, heo, chó, mèo:
Phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: E.coli, Clostridium spp., sưng phù đầu, viêm dạ dày-ruột,.
Phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản-phổi, suyễn, APP, Glasser, tụ huyết trùng, Lepto, đóng dấu, viêm mũi teo,.
Phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu-sinh dục: Viêm vú, viêm tử cung mất sữa (MMA), sốt sữa, viêm bàng quang, niệu đạo…,
Phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở xoang và mô: Viêm khớp, mô mềm, da, hoại tử, nhiễm trùng rốn, viêm mũi.
Phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kế phát do: Bệnh Tai xanh, sốt đỏ bỏ ăn, Lở mồm long móng (FMD),…
Liều lượng
Heo nái: Liều tiêm bắp 1ml/10-15kg/TT, trong 48 giờ. Liệu trình 3-5 ngày.
Heo thịt: Liều tiêm bắp 1ml/10-15kg/TT, trong 48 giờ. Liệu trình 3-5 ngày.
Heo con: Liều tiêm bắp 1ml/10-15kg/TT, trong 48 giờ. Liệu trình 3-5 ngày.
Dê cừu, bê nghé: Liều tiêm bắp 1ml/10-15kg/TT, trong 48 giờ. Liệu trình 3-5 ngày.
Trâu, Bò: Liều tiêm bắp 1ml/10-15kg/TT, trong 48 giờ. Liệu trình 3-5 ngày.
Chó, mèo: Liều tiêm bắp 1ml/10-15kg/TT, trong 48 giờ. Liệu trình 3-5 ngày.
Xuất xứ
Trung Quốc
Thông tin liên hệ
Hỗ trợ kỹ thuật gà: |
0908 012 238 |
Hỗ trợ kỹ thuật heo: |
0934 555 238 |
Chăm sóc khách hàng: |
0934 469 238 |